Cửa cuốn tự động mang lại nhiều sự tiện nghi, khả năng vận hành linh hoạt trong suốt quá trình sử dụng. Song đôi lúc bạn khó tránh khỏi những phát sinh ngoài mong muốn khiến cửa không thể vận hành. Vậy có những nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến việc hoạt động của cửa? Nên khắc phục như thế nào cho từng lỗi tương ứng? Để có đáp án chính xác nhất cho vấn đề được đặt ra ở trên, mời bạn theo dõi bài viết sau.
1. 4+ Nguyên nhân khiến cửa cuốn tấm liền không hoạt động
Một số ngyên nhân phổ biến thường gặp khiến cửa cuốn tấm liền không hoạt động gồm:
1.1. Mất nguồn điện
Một trong những lý do phổ biến khiến cửa tấm liền không hoạt động là mất nguồn điện. Điều này đặc biệt đúng khi cửa sử dụng động cơ. Để kiểm tra, hãy xác định nguồn điện đến bộ điều khiển của motor thông qua các giắc cắm trung gian và kết nối. Nếu motor đã nhận được nguồn điện (biểu hiện thông qua đèn báo hiệu), bạn có thể tiếp tục sử dụng bình thường.
1.2. Tay điều khiển hoặc chốt ly hợp hỏng
Trong trường hợp không phải do nguồn điện, nguyên nhân có thể là tay điều khiển hết pin hoặc chốt ly hợp đã hỏng. Để khắc phục, bạn cần thay pin cho tay điều khiển và kiểm tra chốt ly hợp. Nếu chốt ly hợp bị hỏng, bạn cần thay thế chúng.
1.3. Cửa bị kẹt
Nếu cửa đột ngột dừng hoạt động khi đang di chuyển, có thể cửa bị kẹt. Kiểm tra khóa ngang và đảm bảo chúng đã được đóng hoặc mở đúng cách. Nếu vấn đề không phải là khóa ngang, có thể lò xo của cửa bị hỏng. Để sửa chữa lò xo, bạn cần gọi thợ đến kiểm tra và thay thế nếu cần.
1.4. Không bảo dưỡng định kỳ
Cửa tấm liền sử dụng động cơ, do đó cần chú ý đến bảo dưỡng định kỳ hơn so với cửa cuốn kéo tay. Vì cấu trúc động cơ phức tạp hơn, việc thay pin cho tay điều khiển thường xuyên và kiểm tra hộp điều khiển là quan trọng. Bảo dưỡng định kỳ giúp đảm bảo tuổi thọ và vận hành an toàn của cửa.
2. Các lỗi thường gặp khi dùng cửa cuốn tự động khe thoáng
Đối với cửa cuốn nan nhôm khe thoáng, có 3 vấn đề thường gặp phải và cách giải quyết tương ứng bạn cần biết:
2.1. Cửa cuốn tự động bị kêu khi vận hành
Một số sự cố thường gặp khi sử dụng loại cửa cuốn khe thoáng này là tiếng kêu xiết khi vận hành. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục:
- Thừa nan: Nếu cảm thấy cửa không căng hoặc nan trên cùng không đúng vị trí khi cửa đóng, có thể cửa bị thừa nan. Hãy gọi nhân viên lắp đặt để điều chỉnh nan cửa sao cho đúng vị trí.
- Cửa bị khô dầu: Nếu tiếng kêu xuất phát từ trong ray, có thể cửa bị khô dầu. Hãy thêm dầu vào các điểm tiếp xúc giữa ray và lá cửa để cải thiện độ trơn tru của cửa.
- Động cơ motor: Nếu tiếng kêu đến từ động cơ, có thể do động cơ không chất lượng. Trước khi lắp đặt, hãy chọn lựa động cơ có chất lượng tốt và thử vận hành để đảm bảo hoạt động mượt mà.
2.2. Cửa không hoạt động
Một số nguyên nhân gây ra có thể kể đến như:
- Do điều khiển: Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra pin của tay điều khiển. Nếu pin đã hết, hãy thay pin mới. Nếu vấn đề không phải từ tay điều khiển, kiểm tra nguồn điện cấp cho động cơ. Nếu hộp nhận được nguồn điện, đèn báo sẽ sáng lên.
- Do thanh đáy cửa: Nếu bạn có thể kéo 2 bên của thanh đáy cửa lên và xuống, có thể cửa của bạn đang bị lỏng thanh đáy, làm cho công tắc luôn đóng. Để khắc phục, hãy nới rộng các khớp nối giữa thanh đáy và nan cửa.
3.3. Lỗi vận hành
Đối với lỗi vận hành cửa cuốn khe thoáng có thể do một số nguyên nhân sau và cách khắc phục tương ứng:
- Đảo chiều, tự dừng: Có thể cửa không tự đảo chiều hoặc tự dừng vì lỗi ở công tắc đảo chiều trong thanh đáy của cửa. Kiểm tra bằng cách chập hai đầu dây đảo chiều ở hộp nhận sóng. Gọi thợ lắp đặt để kiểm tra và sửa chữa các công tắc và kết nối của thanh đáy.
- Lỗi công tắc âm tường: Khi phím bấm âm tường bị hỏng nút stop, có thể dây nối giữa phím và động cơ bị đứt. Kiểm tra vị trí đứt dây và nối lại mà không cần phải đào tường. Sắp xếp dây điện sao cho gọn gàng và dễ sửa chữa khi cần.
- Cửa chỉ xuống không lên: Kiểm tra xem các giắm hộp điều khiển đã cắm đúng chưa. Tiếp theo, kiểm tra cam hành trình động cơ.
- Lỗi khóa tay điều khiển: Kiểm tra tay điều khiển và hộp nhận sóng. Mở khóa mã và thử vận hành lại.
- Lỗi má phanh: Cân chỉnh tăng giảm long đen trong má phanh để khắc phục tiếng kêu và cửa chạy chậm.
- Lỗi hành trình: Kiểm tra và chỉnh lại hành trình nếu cửa không hoạt động đúng cách.
- Lỗi hộp nhận: Thay thế hộp nhận sóng hoặc cuộn hút nếu cần.
3. Một số lưu ý khi dùng cửa cuốn tự động
Khi dùng bất cứ một loại cửa nào, bạn cũng nên tìm hiểu về cách sử dụng để việc vận hành được trơn tru nhất. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi dùng cửa cuốn tự động bạn cần nắm:
3.1. Kiểm tra pin điều khiển cửa từ xa định kỳ
Kiểm tra và thay pin điều khiển cửa cuốn định kỳ giúp đảm bảo cửa vận hành ổn định. Trung bình, pin điều khiển từ xa cửa cuốn có tuổi thọ khoảng 1 năm. Nếu đèn LED điều khiển tối hơn bình thường và khoảng cách điều khiển cửa bị thu ngắn lại, rất có thể là do pin đã yếu và cần thay pin mới.
Đồng thời, bạn không nên để tay điều khiển từ xa bị ngấm nước hoặc rơi vỡ nhiều lần. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ẩm mốc và đứt vỡ mạch điện tử bên trong, gây hỏng hóc thiết bị.
3.2. Kiểm tra bộ cảm biến đảo chiều
Khi nhấn nút đóng xuống và cửa không dừng lại để chuẩn bị đảo chiều đi lên, bạn hãy kiểm tra rơle cảm biến và ty đồng của cửa cuốn.
Đối với rơle cảm biến, hãy kiểm tra kỹ các mối hàn và dây dẫn nối. Đối với ty đồng, bạn cần quan sát độ mòn, độ cong vênh và độ đàn hồi của lò xo. Nếu bạn không có kỹ năng sửa chữa các chi tiết phức tạp của cửa cuốn, hãy liên hệ ngay với Vamidoor để được hỗ trợ.
3.3. Đảm bảo công tắc tường vẫn hoạt động bình thường
Nút bấm âm tường là thiết bị giúp người dùng có thể điều khiển việc đóng/mở cửa cuốn từ bên trong nhà mà không cần dùng tay điều khiển từ xa. Vì vậy, bạn cầnthường xuyên kiểm tra và đảm bảo rằng thiết bị này hoạt động tốt.
Lưu ý, vị trí lắp đặt nút bấm âm tường ở nơi xa tầm với của trẻ em và tránh các vùng ẩm mốc để đảm bảo tuổi thọ của các dây dẫn nối bên trong không bị ảnh hưởng.
3.4. Sạc và xả bình lưu điện
Đối với bình lưu điện không tích hợp tính năng sạc và xả tự động, bạn nên thực hiện quy trình sạc và xả 1 tháng/lần. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng ắc quy bị chai.
3.5. Dùng cửa cuốn đúng cách
Việc sử dụng cửa cuốn tự động đúng cách là bảo vệ an toàn cho gia đình bạn. Lưu ý, bạn không nên mở đóng cửa nhiều lần liên tục khiến motor bị nóng. Đồng thời, chú ý quan sát khi điều khiển cửa, tránh việc tự ý cạy hoặc tác động mạnh vào cửa khi mất tay điều khiển từ xa hoặc nút bấm âm tường bị hỏng. Ngoài ra, bạn nên bảo dưỡng cửa cuốn định kỳ với tần suất mỗi 6 tháng/lần.
4. Hướng dẫn bảo dưỡng cửa cuốn tự động
Trong quá trình sử dụng cửa, việc bảo dưỡng cửa cuốn như thế nào cũng là yếu tố quan trọng bạn không nên bỏ qua. Bởi lẽ thông qua việc bảo dưỡng, vệ sinh cửa bạn có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời nếu có vấn đề hư hỏng xảy ra. Dưới đây là các bộ phận và cách bảo dưỡng tương ứng bạn cần xem qua:
4.1. Thân cửa cuốn
Muốn giữ độ cứng và màu sắc của lá cửa cuốn, bạn nên vệ sinh bề mặt thân cửa bằng giẻ mềm và nước sạch pha với 1 lít nước rửa chén. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch (tránh phần motor và điện) ít nhất 2 tháng/lần.
4.2. Motor
Dưới đây là những điều cần lưu ý nhằm đảm bảo tuổi thọ motor:
- Tránh để nước hoặc các hoá chất lỏng rơi vào motor và hộp điều khiển của cửa cuốn.
- Không để motor, điều khiển từ xa, nút bấm âm tường ở những vị trí có độ ẩm cao. Thường xuyên thay pin cho điều khiển từ xa để đảm bảo hoạt động ổn định.
- Khi motor hoạt động, nếu phát hiện tiếng động lạ hãy báo ngay cho nhà cung cấp để được hỗ trợ. Lưu ý, không tự ý sửa chữa vì có thể gây hỏng thiết bị nếu không có kỹ thuật.
- Hạn chế đóng mở liên tục quá 10 lần lên xuống vì có thể gây tự động ngắt nguồn điện do thiết bị rơle nhiệt.
4.3. Bình lưu điện (UPS)
Để nâng cao tuổi thọ của bộ lưu điện của cửa cuốn, cần tuân thủ các hướng dẫn sau:
- Không tự ý thay đổi: Không được tự ý sử dụng bộ lưu điện từ các nguồn điện khác, mà cần tuân thủ thông số kỹ thuật được quy định trên máy.
- Xả điện định kỳ: Để đảm bảo độ bền bộ lưu điện, bạn cần xả điện tối thiểu 2 tháng/lần (nếu không có mất điện). Thao tác xả điện này bao gồm việc cắt nguồn điện đầu vào, sau đó điều khiển cửa lên xuống khoảng 3-5 lần, và sau đó mở nguồn điện trở lại.
5. Một số thắc mắc thường gặp khác khi dùng cửa cuốn tự động
Bên cạnh các vấn đề được đề cập ở trên, trong quá trình sử dụng nhiều người dùng có thể sẽ bắt gặp các lỗi khác như:
5.1. Tại sao cửa cuốn chỉ xuống mà không lên được và ngược lại?
Nguyên nhân: Vấn đề này có thể do hộp điều khiển hoặc motor.
Giải pháp
- Kiểm tra hộp điều khiển: Đảm bảo các zăm trên hộp điều khiển đã được cắm đúng vị trí.
- Kiểm tra motor: Kiểm tra cam hành trình, rơ le tiếp điểm (khởi động từ), và kiểm tra tụ khởi động (nếu cửa chỉ xuống được mà không lên được).
- Kiểm tra tụ khởi động: Đảm bảo rằng thiết bị chống nâng hoạt động đúng cách (nếu cửa chỉ lên được mà không xuống được).
5.2. Tại sao cửa đang vận hành thì dừng lại?
Khi cửa đang chạy mà đột ngột dừng lại, có thể có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này. Dưới đây là cách kiểm tra và khắc phục:
- Kiểm tra xem động cơ có kết nối lưu điện không (nếu có kết nối, hãy kiểm tra lưu điện).
- Kiểm tra dây cắm động cơ vào rơ le hoặc khởi động từ.
- Kiểm tra dây cắm vào hộp nhận động cơ hoặc zăm điều khiển.
Việc kiểm tra các yếu tố này sẽ giúp xác định nguyên nhân gây ra sự cố và tiến hành sửa chữa một cách hiệu quả. Trong một số trường hợp phức tạp hơn, có thể cần sự can thiệp của nhân viên kỹ thuật để đảm bảo sự an toàn và hoạt động ổn định của cửa.
5.3. Tôi bị mất điều khiển từ xa, làm thế nào để người nhặt được không thể mở cửa?
Lúc này, bạn cần nhanh chóng xóa đi mã cũ bằng cách mở hộp điều khiển, ấn nút Program khoảng 5s đến khi đèn đỏ tắt. Tiếp đến ấn nút Program cho đèn sáng và ấn nút dừng (Stop) của tay điều khiển từ xa để cài lại.