LIÊN HỆ MUA HÀNG
HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÝ KHI CỬA CUỐN BỊ KẸT

HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÝ KHI CỬA CUỐN BỊ KẸT

Trong quá trình sử dụng cửa cuốn, người dùng khó tránh khỏi các vấn đề rủi ro khi vận hành trong đó có cửa cuốn bị kẹt. Hiện nay, việc cửa bị kẹt không đóng/mở được có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tùy vào nguyên nhân sẽ có cách xử lý tương ứng. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề trên và chưa có phương án giải quyết hãy tham khảo bài viết sau đây.

Khi sử dụng cửa cuốn nhiều người dùng khó tránh được những trục trặc khiến cửa không vận hành được. Trong đó, cửa cuốn bị kẹt là trường hợp nhiều người dùng gặp phải. Hiểu rõ được nỗi lo lắng của người dùng, Vamidoor sẽ chia sẻ đến bạn một số cách xử lý khi cửa có dấu hiệu kẹt. Mời các bạn cùng Vamidoor theo dõi ngay trong những nội dung dưới đây.

1. Một số nguyên nhân khiến cửa cuốn bị kẹt

Cửa bị kẹt không mở/đóng được có thể do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu và thường gặp nhất bạn cần biết:

1.1. Điều kiện thời tiết

Tại Việt Nam vào các tháng 6, 7 ,8 thời tiết thường và mưa nhiều nên các loại cửa làm từ kim loại có thể bị ảnh hưởng ít nhiều. Hiện tượng giãn nở không đồng đều của vật liệu này có thể gây ăn mòn và làm cho dầu mỡ khô khiến việc đóng mở cửa gặp khó khăn. Khi đó, cửa có thể di chuyển chậm hoặc trở nên nặng nề hơn. Trong tình huống này, một số người chọn cách dùng lực đẩy cửa lên nhưng không đúng kỹ thuật dẫn đến việc nan cửa cuốn va chạm và gây hỏng hóc.

Điều kiện thời tiết ảnh hưởng khá nhiều đến việc vận hành cửa

1.2. Phần cót và lo xo cửa cuốn bị lỗi

Nguyên nhân tiếp theo khiến cửa cuốn bị kẹt là do phần cót và lò xo bị lỗi. Nếu bạn thấy cửa có tình trạng lệch hẳn về một bên khiến cửa không đóng lên được, có thể là do lò xo bị hỏng.

Nếu trong quá trình bạn kéo cửa cuốn lên hoặc bấm điều khiển để đóng/mở mà phát hiện nó di chuyển không nhịp nhàng như thường ngày, cửa cuốn không chạy mạch, bị đứt quãng, hoặc giật mạnh không đóng kín, thì có thể cửa cuốn đang gặp vấn đề với cột hoặc dòng dọc.

Phần cót và lo xo cửa cuốn bị lỗi

1.3. Cửa va chạm với vật cản trên đường ray

Khi lắp cửa nhiều gia đình thường lựa chọn sử dụng cả cửa cuốn và cửa kính cùng một lúc để tối ưu hóa không gian và tính tiện ích. Tuy nhiên, việc sử dụng cửa có thể gây va chạm giữa tay cầm cửa kính và đường ray cửa cuốn.

Khi cửa kính không đóng kín, nếu bạn dùng điều khiển để đóng cửa cuốn mà không chú ý, có thể gây kẹt nan do cửa cuốn đóng lại va vào tay cầm cửa kính.

Hơn nữa, do ảnh hưởng của thời tiết, một số vật cản có thể bị kẹt ở các nan cửa hoặc trên đường ray trượt của cửa cuốn. Điều này thường không được nhận biết ngay, và việc sử dụng cửa mà không kiểm tra có thể dẫn đến tình trạng không vận hành hoặc gây xô lệch nan cửa cuốn. Để tránh tình trạng này, nên thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng để đảm bảo cửa hoạt động trơn tru.

Cửa va chạm với vật cản trên đường ray

1.4. Motor bị hỏng khiến cửa cuốn bị kẹt

Đối với cửa tự động, khi dùng điều khiển để vận hành cửa nhưng không lên điều này có thể là do motor hỏng. Một số lỗi thường gặp như lỗi hành trình, rơ le bị nóng do đóng mở nhiều lần. Trong trường hợp motor có vấn đề, bạn hãy liên hệ với đơn vị cung cấp để được hỗ trợ.

Motor bị hỏng khiến cửa bị kẹt đóng mở không được

2. Cách xử lý khi cửa cuốn bị kẹt

Sau khi đã biết được một số khiến cửa cuốn bị kẹt, Vamidoor sẽ chia sẻ đến bạn cách xử lý tương ứng để khắc phục. Bạn hãy tham khảo qua và ứng dụng ngay khi cần đến nhé.

2.1. Cửa cuốn bị kẹt do thời tiết

Trường hợp này bạn có thể dùng lực tay vừa đủ để tác động lên cửa cuốn và kéo nó lên. Tuy nhiên, hạn chế sử dụng cách này nhiều lần, vì có thể làm cửa kêu và tiếng ồn sẽ tăng lên do ảnh hưởng của sự mài mòn. Trong thời gian dài, bạn nên xem xét dùng chai xịt chuyên dụng cho cửa cuốn. Lưu ý, tuyệt đối không dùng dầu mỡ có sẵn vì có thể làm cho cửa bám bụi nhiều hơn.

Bạn nên xịt trực tiếp vào các khe đường ray đẩy cửa lên và xuống, thực hiện đến khi cửa cuốn di chuyển mượt mà trở lại. Trong trường hợp nếu có bánh xe hoặc vòng bi bị hỏng không di chuyển được, hãy liên hệ với Vamidoor để được hỗ trợ.

Xử lý cửa bị kẹt bởi yếu tố thời tiết

2.2. Xử lý cửa bị kẹt do vướng vật cản

Khi cửa cuốn bị kẹt nan khi đóng hoặc mở cửa, đây là một số bước bạn có thể thực hiện để khắc phục:

  • Dừng việc đóng/mở cửa và kiểm tra kỹ xung quanh để xác định vật cản. Vật cản có thể là những đồ vật nhỏ như viên sỏi, bút bi hoặc các vật dụng khác.
  • Loại bỏ hoặc di chuyển vật cản khỏi đường ray hoặc nan cửa. Không nên coi thường vật cản nhỏ, vì chúng cũng có thể khiến nan biến dạng và ảnh hưởng đến hoạt động cửa.
  • Không nên cho cửa cuốn chạy qua vật cản, dù là nhỏ nhất. Hành động này có thể làm nan cửa bị biến dạng và tạo ra các vấn đề khi đóng/mở cửa cuốn.
  • Kiểm tra nan cửa sau khi đã loại bỏ vật cản. Nếu nan cửa bị biến dạng, có thể gây khó khăn khi đóng/mở cửa cuốn. Trong trường hợp này, cần thực hiện sửa chữa hoặc thay thế nan cửa bằng nan mới.
  • Nếu vấn đề vẫn tiếp tục, kiểm tra lò xo và motor cửa cuốn. Các thành phần này có thể bị hỏng do va chạm hoặc tình trạng nguyên liệu xuống cấp. Đối với các sự cố phức tạp hơn, nên tham khảo ý kiến chuyên gia sửa chữa cửa cuốn.
Chủ nhà nên dừng việc đóng mở để xác định vật cản

2.3. Cách xử lý khi lò xo hoặc cót cửa bị lỗi

Nếu cửa cuốn bị kẹt do sự cố với motor, điều khiển, hoặc lưu điện, hãy ngừng hoạt động cửa và liên hệ ngay với nhân viên kỹ thuật gần nhất để hỗ trợ. Trong trường hợp lỗi điều khiển, việc khắc phục và thay thế thường được thực hiện nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng đến thời gian của khách hàng. Tuy nhiên, nếu motor bị hỏng hoặc bộ lưu điện không hoạt động, việc sửa chữa có thể mất khoảng nửa ngày.

Xử lý cửa cuốn bị kẹt do lò xo lỗi

3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng cửa cuốn

Một trong những điều quan trọng giúp việc dùng cửa cuốn trở nên hiệu quả đó là nắm được các lưu ý cần thiết. Bởi nếu bạn chọn và dùng cửa không đúng sẽ khiến việc sử dụng không trọn vẹn. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý:

3.1. Lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín

Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cửa nhiều người dùng, cửa cuốn ngày xuất hiện ngày càng nhiều với đa dạng thương hiệu. Chính vì vậy, người dùng sẽ có nhiều lựa chọn và cần tìm hiểu kỹ càng về đơn vị cung cấp. Tốt nhất bạn nên đặt cửa từ các thương hiệu uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo cả về chất lượng và giá. Khi đó, bận có thể tham khảo qua Vamidoor – đơn vị với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành cửa tại TP.HCM.

Đến với Vamidoor bạn sẽ lựa chọn nhiều mẫu cửa cuốn khác nhau với mức giá phải chăng. Đặc biệt, Vamidoor có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, hỗ trợ nhanh chóng, tận tâm. Chưa dừng lại ở đó, khi mua cửa cuốn Vamidoor bạn còn được bảo hành chính hãng và chính sách hậu mãi hấp dẫn.

Lựa chọn đơn vị cung cấp cửa cuốn uy tín

3.2. Đặt cửa đúng kích thước

Mỗi ngôi nhà, công trình xây dựng sẽ có kích thước cửa cần thiết khác nhau. Do vậy bạn cần xác định, đo đạc kích thước ô chờ chính xác để số liệu kích thước cửa cuốn phù hợp. Nếu bạn không biết cách đo, bạn có thể liên hệ với đơn vị cung cấp để hỗ trợ.

Việc làm cửa kích thước chính xác sẽ tránh trường hợp lắp cũng không vừa, tốn thời gian, chi phí làm lại. Vì vậy, ở khâu đo kích thước bạn cần thực hiện cẩn thận, đúng cách.

Đặt cửa đúng theo kích thước đo đạc

3.3. Xác định tính năng và nhu cầu sử dụng

Thị trường cửa cuốn hiện nay rất đa dạng , ví dụ cửa cuốn chống cháy, cửa cuốn khe thoáng, cửa tấm liền, cửa Đài Loan,… Mỗi loại cửa sẽ có những đặc điểm và tính năng riêng biệt, nên bạn cần xác định chính xác nhu cầu để tìm loại cửa phù hợp. Chẳng hạn, bạn cần cửa có tính an toàn cho nhà xưởng hãy chọn cửa cuốn chống cháy, cửa thoáng khí chọn cửa cuốn khe thoáng.

Xác định rõ tính năng và nhu cầu sử dụng để tìm được loại cửa cuốn phù hợp

3.4. Các yếu tố kỹ thuật

Khi lựa chọn cửa cuốn bạn cần chú ý đến các yếu tố kỹ thuật sau đây:

Thanh nan

  • Có nhiều loại thanh nan khác nhau như thanh nan trong suốt, khe thoáng hình oval, thoi, chữ nhật.
  • Một số thanh nan có thể được làm từ nhựa uPVC hoặc nhôm định hình không xoắn.

Thanh đáy

  • Thường được sản xuất chủ yếu từ thép hợp kim.
  • Thanh đáy được thiết kế linh hoạt tùy vào diện tích cửa, giúp cân bằng trọng lực cho thân cửa.
  • Việc chọn chất liệu và thiết kế đáy thanh cũng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và ổn định của cửa .

Hộp che lô cuốn

  • Là bộ phận được làm từ thép với độ dày 7mm.
  • Có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và che chắn lô cuốn, giữ cho cửa cuốn hoạt động một cách trơn tru và ổn định.

Các bộ phận khác

  • Bao gồm ray hướng dẫn, hệ thống cân bằng lò xo, motor, hộp điều khiển.
  • Những bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của cửa cuốn.
  • Chất lượng của những bộ phận này trực tiếp ảnh hưởng đến tuổi thọ và khả năng vận hành của cửa cuốn.
Các yếu tố kỹ thuật của cửa cuốn gồm nan, thanh đáy, hộp che lô cuốn, phụ kiện

4. Hướng dẫn sử dụng cửa cuốn đúng cách

4.1. Tránh để trẻ điều khiển, chơi đùa gần cửa cuốn

Bạn và người thân trong gia đình nên canh chừng không để trẻ điều khiển hoặc vui chơi gần cửa. Nếu cửa nhà bạn có lắp bộ đảo chiều, khi trẻ đến gần cửa sẽ giảm thiểu được rủi ro. Tuy nhiên trong trường hợp không lắp bạn cần cẩn trọng để tránh phát sinh vấn đề ngoài mong muốn. Tốt nhất, bạn nên lắp đặt thêm bộ đảo chiều để tăng tính an toàn khi dùng cửa cuốn.

Tránh để trẻ vui chơi gần sát cửa cuốn

4.2. Không đóng/mở cửa liên tục

Việc đóng mở cửa cuốn liên tục có thể gây hậu quả nặng nề cho hoạt động của cửa và motor. Khi bạn đóng/mở liên túc, cửa sẽ hoạt động ở công suất tối đa làm motor nóng lên.

Khi motor nóng vượt quá giới hạn an toàn sẽ làm hỏng bộ tời hoặc kích hoạt cơ chế tự ngắt điện để ngăn chặn tình trạng quá nhiệt. Trong trường hợp này, bạn phải đợi môtrr nguội thì mới có thể sử dụng bình thường.

Tệ hơn, nếu bạn tiếp tục đóng mở khi motor đang nóng, có thể gây ra tình trạng nổ motor. Để tránh những vấn đề này, bạn nên để motor dừng nghỉ ít nhất 1 đến 2 phút sau mỗi lần điều khiển trạng thái cửa. Điều này giúp đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ của cả hệ thống cửa cuốn.

Không được thao tác đóng/mở cửa cuốn liên tục nhiều lần

4.3. Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng cửa

Cũng giống như nhiều sản phẩm máy móc công nghệ khác, cửa cuốn cũng cần bảo trì và bảo dưỡng để đảm bảo hoạt động. Nhiều gia đình thường ít chú ý đến vấn đề này, cho rằng nếu cửa không có dấu hiệu hỏng hóc thì vẫn đang hoạt động tốt. Thế nhưng điều này vẫn có thể tồn tại nhiều vấn đề tiềm ẩn bên trong. Tốt nhất, bạn nên bảo dưỡng cửa cuốn ít nhất 6 tháng một lần.

Khi đó bạn cần kiểm tra và bảo dưỡng các bộ phận như: bộ lưu điện, các dây nối, bộ tời, tay điều khiển. Đồng thời, bạn hãy vệ sinh cửa để đảm bảo rằng tất cả các bộ phận vẫn đang hoạt động bình thường. Điều này giúp phát hiện sớm và khắc phục các vấn đề tiềm ẩn, bảo đảm sự ổn định cửa cuốn.

Chủ nhà cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng cửa để phát hiện kịp thời lỗi

Như vậy, bài viết vừa cung cấp toàn bộ thông tin về cách xử lý tình trạng cửa cuốn bị kẹt. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho quá trình sử dụng cửa của bạn trong thời gian sắp tới. Nếu bạn đã thực hiện theo các hướng dẫn trên nhưng vẫn không khả thi hãy liên hệ ngay cho Vamidoor theo hotline 0933 341 237.

Sản phẩm đã xem

5/5
Cửa cuốn Song Ngang Inox 304 (600-600) - Vamidoor
5/5
Mắc võng Inox (600-600) - Vamidoor
5/5
5/5
5/5
5/5